Quyết đoán trong kinh doanh Bí quyết để thành công
Cuộc sống hàng ngày đòi hỏi mỗi người chúng ta phải đưa ra những quyết đoán đối với rất nhiều vấn đề.Có vấn đề thuộc về công viêc, cũng có nhiều vấn đề của cuộc sống con người
Trong hoạt động kinh doanh, trong hoạt động buôn bán, trong cuộc sống gia đình, trong hoạt động ở nhà trường, và trong nhiều hoạt động xã hội khác…. Có những việc phải quyết định không ngừng ập tới.
Cuộc sống đòi hỏi chúng ta phải đưa ra những quyết định trong những trường hợp cần thiết như vậy. Và đừng có do dự, phải dũng cảm khi đưa ra quyết định như thế.
Một trong những việc quan trọng nhất của sự nghiệp kinh doanh là phải đưa ra được những phán quyết và quyết đoán đúng, chính xác đối với các hoạt động cụ thể.
Tuỳ từng trường hợp, đối với mỗi người có những cách phán quyết và quyết đoán khác nhau,
Có những người dựa trên sự linh cảm về diễn biến sự việc để đưa ra những quyết đoán.
Lại có những người khi đưa ra những phán quyết và quyết đoán của mình chỉ căn cứ vào nhữgn kinh nghiệm và bí quyết đã tích luỹ được trong qúa trình kinh doanh.
Riêng đối với bản thân, từ trước tới nay, tôi đã đưa ra những phán quyết và những quyết đoán như thế nào?
Tất nhiên, trong mỗi trường hợp cụ thể có nhữgn sự khác nhau. Nhưg nhìn chung, có thể nói rằng, tôi đã chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cuộc sống của bản mình để đưa ra những phán quyết và quyết đoán trong hoạt động kinh doanh.
Thí dụ, ngày xưa, khi công ty điện khí MATSUHITA còn là một xưởng chế tạo nhỏ, tôi thường tự quyết đoán mà không hỏi ý kiến ai cả. Ngay cả khi quyết đoán các vấn đề hệ trọng trong việc triển khai kinh doanh, tôi thường đi tới khách hàng, nơi mua bán để bàn luận và trong câu chuyện thường loé ra những ý nghĩ giúp tôi đưa ra được những quyết đoán tại chỗ có hiệu quả. Đấy là cách làm thời đó. Cách làm này có một lý do khác là do tình thế lúc ấy cần như vậy. Nếu như công ty điện khí MATSUSHITA bây giờ thì chắc là tôi có hỏi ý kiến mọi người để tập trung trí tuệ trước khi phán quyết và đưa ra sự quyết đoán. Tất nhiên, vẫn phải thường để ý suy sét và suy luận một cách kỹ càng xem ý kiến của mọi người như thế nào.
Nhưng ở vào thời mà công ty điện khí MATSUSHITA còn là xưởng nhỏ thì không thể làm được như vậy. Sự thật là có những lý do khách quan của nó: Một là, người làm việc ở xi nghiệp còn ít. Hai là, trong số họ đa phần còn trẻ tuổi, chưa được đào tạo gì. Vì vậy, cho dù tôi có hỏi, thì họ cũng không biết trả lời nên làm và thế nào là không nên làm. Trong tình hình như vậy, tôi chẳng biết có cáhc nào khác hơn là phải đưa ra những phán quyết và quyết đoán dựa trên những linh cảm hoặc những cảm nhận chợt loé lên trong đầu.
Từ năm lên 9 tuổi, tôi đã phải bắt tay vào những công việc làm thực tế. Điều hiển nhiên là muốn có sự hiểu biết về con người và về xã hội, đặc biệt là về công việc kinh doanh, thì hầy như ai cũgn phải cần đến sự dạy dỗ, chỉ bảo của nhiều người và phải học tập những kinh nghiệm quý báu của những người đi trước.
Thông qua công việc trong thực tế xã hội, ai cũng có thể tích luỹ cho bản thân mình những kinh nghiệm.
Và từ những kinh nghiệm cuộc sống đó, mỗi người tự nhiên sẽ có khả năng nhìn nhận và đánh giá trực tiếp đối với sự vật.
Nhưng ở đây, có điều cần lưu ý rằng, nếu chỉ dựa vào những suy nghĩ của chợt loé lên trong đầu, thì không phải bất cứ lúc nào cũng có thể đưa ra được những suy luận đúng đắn để quyết đoán.
Rốt cuộc, tuỳ từng trường hợp, cách giải quyết có những tiêu chuẩn cơ bản riêng. Nói cách khác, phải dựa trên những tiêu chuẩn cơ bản mới có thể phán quyết được.
Vậy, với riêng tôi, những tiêu chuẩn cơ bản đó là gì? Cái đó cần xem xét nhiều mặt, chứ không thể nói đại thể được.
Nhưng có thể tóm gọn trong một câu rằng : Cái gì là Đúng. Tức là, khi đưa ra bâr cứ một quyết định nào, không nên chỉ dựa vào sự tính toàn lợi hại: nếu làm như vậy, bản thân có lợi gì không? Có hại gì không? Mà phải luôn luôn suy nghĩ chín chắn xem “ cái gì là đúng”.
Vậy đúng được coi là tiêu chuẩn cơ bản hàng đầu.
Chính vì vậy, trong nhiều trường hợp, tự nhiên tôi đã coi “ cái được cái mất” trong công việc buôn bán của bản thân mình là ở hàng đầu thứ yếu,
Mặt khác, không ít trương hợp cần phải phán đoán để đi đến quyết định thì trong đầu óc tôi đã luôn luôn tâm niệm về sự “ SINH THÀNH PHÁT TRIỂN” của vạn vật,
Vậy hiểu “ sinh thành phát triển” như thế nào cho đúng? Ta có thể nói gọn một câu như thế này, đó là “ Mỗi ngày một mới”
Thật vậy, vạn vật không ngừng vận động và không ngừng biến đổi,
Đó là quy luật của tự nhiên và là tư thế của vũ trụ.
Nói cách khác, vạn vật luôn ở thế “sinh thành phát triển”
Theo đó, mọi hoạt động kinh doanh của công ty xét về căn bản cũng bị chi phối bởi quy luật này và Công ty điện khí MATSUSHITA cũng không ngững phát triển theo nhịp bước “ mỗi ngày một mới”.
Trên thực tế, tôi không ngừng đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dựa vào sự vận dụng quy luật “ sinh thành phát triển”
Vậy có thể nói rằng, cách suy nghĩ về sự “ sinh thành phát triển” trở thành một trong những tiêu chuẩn căn bản để phán đoán sự vật. Hay nói cách khác, “ sinh thành phát triển” là điểm tựa của sự phán quyết.
Nhưng dù sao chăng nữa, khi đưa ra những quyết định, thông thường người ta hay nghĩ về cái được, cái mất, cái lợi, cái hại trước tiên. Đó âu cũng là lẽ thường tình.
Tuy nhiên, có lúc suy nghĩ quá nhiều về cái lợi- hại theo thói thường thì lại không quyết đoán được. Trong tình huống đó, nhiều khi người ta lại phải nghĩ đến chuyện hoang tưởng: “ nhờ cậy vào trời” và đặt niềm hy vọng vào đó.
Rơi vào những trường hợp như vậy thì ai cũng day dứt bởi một tâm trạng mông lung “ việc ta làm có đúng không? Nếu như cách này không được thì đành coi như chỉ đến thế mà thôi.
Với tôi, khi đó trong đầu thường nhớ lại câu chuyện về tướng quân HIDEYOSHI đã chiến thắng trong cuộc giao chiến một mất một còn ở YAMAYAKI.